Serious thoughts about a research career
My geniune thoughts about a research career and some stories for those views.
Bài post này hoàn toàn là các quan điểm cá nhân của BFC, và mình rất muốn nghe các ý kiến của các bạn :smiley:
Research là gì?
“Research” trong tiếng Việt được dịch là nghiên cứu.
Theo mình hiểu một cách đơn giản, nghiên cứu là quá trình đi đặt ra các câu hỏi, và đi tìm cho câu trả lời đó qua thu nhập, phân tích thông tin, và đưa ra kết luận (thông qua các bằng chứng khách quan được kiểm chứng bởi người khác).
Ngoài ra thì thường nói tới nghiên cứu là mình sẽ nghĩ ngay tới “mới” và “đóng góp”.
Về AI research
AI research thì chính xác như cái tên, là Nghiên cứu về Trí tuệ Nhân tạo (AI).
Trong AI research thì có nhiều thứ, nhưng mà chắc mọi người thấy nhiều nhất là phát triển các mô hình (hay thuật toán).
Mục tiêu của nghiên cứu AI nhìn chung là cải thiện các kĩ thuật AI hiện có (tăng chính xác, …) và khám phá các hướng đi mới.
Người ta vẫn đang tích cực tìm ra architecture mới tốt hơn transformer.
AI research thì khá đặc biệt, ở chỗ bạn sẽ không thể chứng mình một cách hoàn toàn toán học được, mà thường là thông qua các thực nghiệm. Nói một cách nôm na thì sẽ có nhiều benchmark và models của bạn điểm càng tốt trên benchmark thì càng ngon :v.
Thật ra thì vẫn có toán học ở một số cái như đo độ phức tạp, chứng mình tính đúng đắn của một vài thuật toán,…
Benchmark ở đây nên được hiểu là nhiều benchmark khác nhau, ví dụ benchmark đo đạo đức - giải thích được - robustness - tổng quát hóa
Ngoài ra, AI research hiện nay có tính ứng dụng rất cao. Các sản phẩm chatbot hay agents hiện nay là minh chứng cho sự thành công của LLM research!
Về đọc papers
Một trong những thứ không thể thiếu khi làm Research, đó là đọc papers :v.
Theo mình, đọc papers giúp bạn có được:
- Tìm ra các hướng tiếp cận mới lạ cho vấn đề
- Mở rộng kiến thức nền tảng
- Cập nhật kiến thức mới nhất
- Hiểu sâu sắc hơn về vấn đề
- Góc nhìn đa chiều cho chủ đề nghiên cứu
- (Các) nền tảng cho họ viết paper
- Học hỏi từ người đi trước
Suy nghĩ của mình
Okayyyy, đã qua vài định nghĩa nhàm chán, bây giờ thì tới với suy nghĩ của mình nè.
Về AI researcher
Suy nghĩ thứ nhất :v, ngưỡng mộ :)). Nói chung là mình thấy nể những bạn theo con đường research :v, có niềm đam mê rất lớn và kiểu không(chưa) bị tư bản lôi kéo.
Ngoài bọn bạn mình có quen theo con đường research, thì mình cũng có tiếp xúc (gián tiếp) qua góc nhìn của các AI researcher khác, kiểu cái góc nhìn đó chính là thứ làm mình thật sự ngưỡng mộ họ :v. Cách tiếp cận một vấn đề, cách tư duy giải quyết và cách chọn lọc và biến tấu ý tưởng từ papers để áp dụng cho vấn đề… Nói chung là thật sự nể hehe :))
Về đọc papers
Nếu mọi người có đọc bài giới thiệu của mình thì chắc cũng biết. Mình có khuyên mọi người hãy tập đọc papers :)).
Tất nhiên có nhiều lí do cho việc đó, nhưng mà xét một cách chủ quan, thì việc đọc papers với mình vừa là một nguồn kiến thức và vừa là một niềm vui (real).
Mình thì thích tự học, ban đầu thì thích học qua video và hình ảnh, sau dần thì mình chuyển sang thích đọc hơn, và cuối cùng đọc papers là một nguồn kiến thức mình nghĩ là chất lượng nhất. (Mình sẽ lên một bài khác nói thêm suy nghĩ của mình về đọc papers hehe)
Vậy còn niềm vui thì sao, cái này thì cũng chỉ mới nhận ra khi mà đọc papers một thời gian thôi (lúc trước với tâm thế là ép buộc). Khi mà đọc papers, ban đầu mình nghĩ nó sẽ khô khan và khó hiểu (so với tranh ảnh và video), nhưng sau này mình thấy nó như giải toán tư duy vậy!
Mình từng là học sinh chuyên toán, và mình đặc biệt yêu thích cái bài toán tư duy, khá đáng tiếc là việc học ở các năm cấp 3, mình dần không còn gặp nhiều dạng toán này nữa.
Cái so sánh này hơi khó hiểu một tí, nhưng mà mọi người có thể hình dung là khi mình đọc papers, thì sẽ có các mức hiểu: nông và sâu. Việc hiểu đi từ nông qua sâu giống như là làm một bài toán tư duy với mình. Nói một cách đơn giản hơn, thì khi mà mình hiểu đủ sâu một paper nào đó, nó cho mình cảm giác thỏa mãn như khi làm toán tư duy.
Kiểu, khi mà đọc các papers hay, nó sẽ không nhảy từ trên trời xuống cái idea đó, mà các idea đó được xây dựng từ các công trình nghiên cứu trước đó. Vậy để có thể viết đươc papers hay, các researcher cần phải có các góc nhìn sâu sắc về vấn đề, và họ sẽ xây dựng các giải pháp dựa trên những sáng tạo từ góc nhìn ấy. Và thường thì các ý tưởng hay góc nhìn sâu sắc này sẽ giấu bên dưới các công thức - kiến trúc mô hình khô khan.
Vậy ở đây, khi mà mình hiểu được các tầng lớp sâu sắc đằng sau các mô hình khô khan ấy, nó cho mình cảm giác rất phêeeeeee :v. Thật sự thì nó y chang việc mình đối diện với một bài toán tư duy và giải quyết nó, mình nhận ra các tầng lớp sâu sắc của bài toán ấy (thứ không thể hiện trên cái đề) :))
Có lẽ điều này cũng giải thích được phần nào sự ngưỡng mộ của mình dành cho lũ bạn theo hướng research hay các idol kia :v
Và có lẽ mình tự học là chính, nên các cảm nhận đi từ sâu sang nông là một quá trình khó khăn hơn. Chính vì thế mình trân trọng cảm giác đó hơn :v. Anyway, chờ bài khác nói thêm nhé hehe =))
Về theo con đường AI researcher
Mặc dù rất có thiện cảm với các AI reseacher và đọc papers, nhưng mà mình sẽ không theo con đường này, mình sẽ liệt kê một vài lí do (chủ quan) sau:
- Tiền
- Research không đơn giản là sáng tạo
- Nghi ngờ về đam mê của bản thân
Tiền
Okay, bắt đầu với vấn đề đơn giản và dễ thấy nhất trước, research kiếm được ít tiền hơn làm industry :v
Cái này chắc mọi người đều hình dung được nhỉ. Nên chắc mình không nói gì hơn
Thật ra các tiến sĩ giỏi vẫn kiếm được rất nhiều tiền, nhưng mà để mà lên được tầm đó với mình thì hơi xa :))
Research không đơn giản là sáng tạo
Nếu mọi người có theo dõi cái blog xàm xàm của mình thường xuyên, mọi người có lẽ sẽ biết lúc mình bắt đầu đọc papers và nhận ra giá trị của nó là qua các cuộc thi.
Nói chung, anh sáng tạo là vậy, nhưng mà anh code ra được cái sáng tạo đó không là chuyện khác =)) (engineering skills).
Thêm nữa, AI rất cần data và GPUs @@, việc này chắc cũng không lạ nếu mọi người đã từng train một model.
Các góc nhìn ở trên mình tự đánh giá là non nớt và thiếu kinh nghiệm, có lẽ mình sẽ thay đổi quan điểm khá đáng kể sau này.
Nghi ngờ về đam mê của bản thân
Vấn đề cuối, là đam mê của mình cho research career, nói chung, mình thì không thích research và giữ suy nghĩ này từ hồi cấp 3 lận :)), đơn giản là không thích thôi.
Khá bất ngờ khi mà việc đọc papers lại cho mình cảm giác thích thú, nhưng mà mình nghĩ đọc papers chỉ là một phần rất nhỏ trong nghiên cứu, nên nói chung, việc mình có thật sự thích nghiên cứu không có lẽ là một câu hỏi mở.
Hiện tại
Quarter-life crisis
Nói chung, đang ở độ tuổi này, thì lo lắng cho tương lai là bình thường haha :)).
Bạn bè mình thì có đứa đã xin vô lab để nghiên cứu với mấy thầy (quá mạnh), có đứa thì cũng thắc mắc có nên theo nghiên cứu không hay theo tư bản, có đứa thì đã bỏ AI qua cái khác (:penguin: :grapes:).
Mình thì suy nghĩ vấn đề này cũng nhiều rồi, cũng có các quyết định riêng mà mình nghĩ là phù hợp với bản thân :)).
Đọc papers
Như đã nó, việc đọc papers là một niềm vui với mình (nghe dị vler). Mình thì không nghĩ mình sẽ bỏ đọc papers, nhưng mà có lẽ nên suy nghĩ thêm về tác dụng của nó cho tương lai của bản thân.
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Mình sắp học môn ppnckh :v, có lẽ đây sẽ là lúc trả lời câu hỏi của bản thân: Mình thích nghiên cứu tới đâu?
Gánh em nha anh Thái :penguin:
Chủ đề mình muốn làm thì nhiều lắm =)), nhưng mà again là gặp không ít trở ngại~
Vài lời cuối
Woa, cám ơn bạn đã đọc tới đây :v, nghe BFC yapping =)), nói chung bài này thì mọi người đón nhận nó như một bài chia sẻ cảm nghĩ thôi nhé :v
Các suy nghĩ còn ngây thơ và phiến diện :)), hi vọng sau này sẽ lên bài phần 2(?) hay hơn :vv
Mọi người có góp ý gì thì cứ thả một comment bên dưới hoặc inbox mình nếu muốn đọc paper chung nhé :penguin: